fbpx

Bé sơ sinh 1 tuần tuổi và các thắc mắc xung quanh bé

be-so-sinh

Những thắc mắc chung của các bà mẹ bỉm sữa về bé sơ sinh 1 tuần tuổi? Hãy để Fairy Thôi Nôi mở khóa và giải đáp cho các mẹ nhé!

Bé sơ sinh của bạn sẽ phát triển như thế nào?

            Ở giai đoạn đầu, thị giác của bé sơ sinh vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên tầm nhìn còn bị hạn chế. Bé có thể nhìn thấy mọi thứ tốt nhất trong khoảng từ 20 đến 38cm, vì vậy hãy ôm bé để bé có thể thấy rõ khuôn mặt mẹ.

            Cũng đừng quá lo lắng nếu lúc ban đầu bé không nhìn thẳng vào mắt bạn vì trẻ sơ sinh có xu hướng nhìn vào lông mày, đường viền tóc của bạn hoặc lúc bạn cử động khuôn miệng. Trong tháng đầu tiên khi bé đã làm quen dần với mẹ bé sẽ thích thú với việc tương tác bằng mắt. Các nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sơ sinh thích gương mặt con người hơn là các loại hình dạng và màu sắc khác. (Tiếp đến là các vật thể sáng, chuyển động, độ tương phản cao hoặc có màu đen trắng)

be-so-sinh-1-tuan-tuoi

Các sự thật thú vị về sự phát triển của bé 1 tuần tuổi

Cuộc sống của mẹ lúc bé được 1 tuần tuổi : Khó chịu khi cho con bú

            Người mẹ sẽ có sữa khoảng từ hai đến bốn ngày sau khi sinh con. Lúc này, bầu ngực của bạn sẽ có cảm giác đầy và căng tức. (Trong thời gian chờ đợi, bé được nuôi dưỡng bởi một loại sữa gọi là sữa non.) Sự thay đổi quan trọng này gây ảnh hưởng đến một số bà mẹ mới sinh: Nó khiến người mẹ cảm thấy khó chịu. Tại sao lại như vậy?

            Vì cơ thể bạn đang ép sữa từ các tuyến sữa rồi tiết ra ở phần núm vú. Lúc này bạn còn phải đối mặt với tình trạng bị giảm nồng độ hoóc-môn sau sinh và có cảm giác lạ lẫm khi cho con bú.

            Bạn sẽ thấy ngực mình có lúc mềm ra hoặc có lúc căng cứng và nóng lên, thậm chí sưng kèm theo cảm giác nhói. Nhưng đừng vì thế mà nghĩ rằng cho con bú là một việc hết sức đau đớn. Tình trạng này chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn ngủi rồi sẽ giảm dần khi cơ thể bạn đã quen với việc cho con bú mà thôi.

Sau đây là một số gợi ý hữu ích có thể giúp cho bạn giảm đau trong thời gian này:

  •     Hãy tắm bằng nước ấm.
  •     Sử dụng các miếng gạc ấm (Ví dụ như dùng khăn ngâm trong nước nóng rồi vắt khô) đắp lên ngực trước mỗi lần cho con bú.
  •     Khi ngực mẹ căng đầy sữa có thể làm cho con ngậm núm vú khó khăn hơn, dẫn đến việc bé 1 tuần tuổi đặt miệng sai vị trí. Sau đó bé phải di chuyển miệng liên tục để lấy được sữa, điều này sẽ làm mẹ thấy đau. Vì thế hãy vắt bỏ sữa mỗi bên ngực trước khi cho bé bú để mọi việc dễ dàng hơn.
  •     Mặc loại áo ngực chuyên dùng của các bà mẹ cho con bú. Không ít phụ nữ còn thích mặc loại này cả vào ban đêm.
  •     Cứ sau mỗi hai đến ba giờ cho con bú một lần. Đừng sợ đau mà tránh né nhé. Vì càng cho con bú nhiều thì ngực của bạn sẽ càng cảm thấy dễ chịu hơn. 
  •     Uống nước thật nhiều để giữ cân bằng cho cơ thể đồng thời giúp duy trì việc sản xuất sữa.
  •     Thay phiên đổi bên ngực cho bé sơ sinh bú.
  •     Sau khi cho con bú lấy gạc mát đắp lên ngực để thấy thoải mái hơn. Bạn cũng có thể thử dùng một túi đá nghiền hoặc một túi rau đông lạnh chườm lên ngực và chờ xem kết quả nhé.

6 điều cần biết khi cho con 1 tuần tuổi bú (Xem video)

              Các bà mẹ sẽ thấy đau khi cho bé sơ sinh bú. Hãy tham khảo những sản phẩm có thể giúp hạn chế núm vú bị nứt, rỉ sữa cũng như các phương pháp cho con bú khác.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về: Vàng da ở trẻ sơ sinh

Vậy vàng da ở trẻ là gì?

            Đây là tình trạng da bé bị chuyển màu vàng ở vùng da trên cơ thể và cả tròng trắng mắt.

Đối với bé làn da trắng, nhẹ nhàng ấn ngón tay vào mũi hoặc ngực sẽ thấy vùng da vàng. Đối với da tối màu, bạn có thể nhìn thấy màu vàng ở lòng trắng mắt hoặc trong nướu.

            Tình trạng vàng da phổ biến nhất thường xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ ba sau sinh- hoặc sau khi bé xuất viện- đó là lý do quan trọng tại sao chúng ta cần phải biết và chú ý đến nó.Hầu hết những trường hợp này được gọi là vàng da sinh lý, thương tự biến mất sau hai tuần.

Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ?

Trẻ mới sinh có lượng tế bào hồng cầu cao hơn bình thường và bộ phận gan chưa hoàn thiện. Khi ấy, gan không thể lọc kịp thời sẽ tích tụ trong máu sắc tố màu vàng gọi là bilirubin. Bilirubin đào thải qua phân, tuy nhiên một số sẽ bị vàng da trong hai tuần đầu tiên sau sinh.

             Trẻ sinh non và các bé mắc bệnh di truyền hoặc bị nhiễm trùng đặc biệt sẽ dễ mắc phải.Bé uống không đủ sữa mẹ cũng sẽ bị vì bilirubin không thể đào thải thông qua chất thải. Vàng da khi cho con bú thường xuất hiện trong hai tuần đầu đời.

Nguyên do: không tương thích nhóm máu của mẹ và con (bất đồng Rh), nhiễm trùng, tiềm ẩn về gan.

Vậy chúng ta có nên quá lo lắng?

Thông thường bé bị vàng da thường vô hại. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm để đo bilirubin.

Ở mức vừa phải, bác sĩ dùng liệu pháp ánh đèn xanh để bé (không quấn khăn) nằm dưới. Khi được chiếu sáng sẽ giúp cơ thể bé phá vỡ bilirubin và bài tiết ra ngoài.

Việc này có thể thực hiện trong bệnh viện hoặc dễ dàng tại nhà với loại đèn chiếu thích hợp. Có một loại đèn dạng chăn đặc biệt được gọi là chăn bili cũng có tác dụng tương tự.

Chú ý:  cho bé bú thường xuyên, cung cấp nhiều chất lỏng giúp đào thải bilirubin ra ngoài nhanh

            Mục đích của điều trị để hạ thấp, ngăn ngừa việc tích tụ bilirubin độc hại với nồng độ cao trong não của bé sơ sinh (Là một căn bệnh với tên gọi Kernicterus).Theo dõi và điều trị kịp thời, giảm nguy cơ mắc bệnh Kernicterus hoặc biến chứng khác.

 

 

 

 

 

Tư vấn miễn phí
>