fbpx

Bí quyết chăm sóc làn da nhạy cảm của bé yêu

Như chúng ta biết da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, vì vậy việc chăm sóc da cho bé như thế nào cho đúng cách là điều cần thiết. Bác sĩ da liễu nhi khoa – Bruce Robinsin ở Philadelphia chia sẻ: “Da bé mỏng và dễ bị kích ứng hơn da người lớn nhưng nó rất mạnh mẽ”.

Dưới đây là 7  mẹo chăm sóc da tốt nhất, đó là những cách làm đơn giản nhất, ít phức tạp với mức chi phí cực kì rẻ. Ba mẹ hãy cùng Fairy Thôi Nôi “nạp” thêm nhiều bí quyết để mang đến cho bé yêu những điều tốt nhất nhé!

1. Chọn sản phẩm chăm sóc da cho bé sử dụng có cấu tạo ít thành phần

Bác sĩ da liễu nhi khoa – Megald Tollefson, MD tại Phòng khám Mayo khuyến cáo: “Có rất nhiều sản phẩm không nên bán cho trẻ sơ sinh, vì hầu hết những thứ đó đều có mùi hương liệu gây khó chịu”. Vì vậy, khi lựa chọn các sản phẩm dưỡng da cho bé, ba mẹ hãy chú ý tới thành phần của sản phầm. Sản phẩm càng ít thành phần càng an toàn cho bé. Đặc biệt, ba mẹ không nên lựa chọn sản phẩm có chứa paraben

  • Xà bông tắm: Lựa chọn tốt nhất cho bé là sản phẩm không có hóa chất tẩy. “Với bé con nó thật sự không phải là vấn đề cần thiết để làm sạch”, dẫn lời Bác sĩ da liễu Bruce Robinson đang làm việc tại New York .
  • Dầu gội: Ba mẹ nên chọn loại dầu gội không làm cay mắt bé.
  • Kem chống hăm: Sử dụng sáp dầu khoáng (Petroleum jelly) hoặc kem có chứa thành phần kẽm oxit.
  • Khăn giấy ướt: Ba mẹ nên chọn cho bé những loại không chứa cồn hoặc sử dụng khăn vải thấm nước. Vì da của bé mỏng và rất dễ bị kích ứng.
  • Kem dưỡng ẩm: Các bác sĩ da liễu nhi khoa cho biết Petroleum jelly là “tiêu chuẩn vàng”. Các loại sáp dầu gây nhờn nhưng rẻ và hiệu quả, đặc biệt là giúp da bé chống lại vấn đề như chàm. 
  • Bột giặt: Các loại bột giặt được sản xuất cho bé hầu như đều không cần thiết cho trẻ. Ba mẹ nên chọn những loại bột giặt không có mùi thơm để tránh những thành phần gây kích ứng da bé.

2. Những điều ba mẹ nên lưu ý khi tắm cho bé

Để tránh làm kích ứng và khô da, bé con của bạn chỉ cần tắm ba lần một tuần. Nhưng điều cần lưu ý hơn hết là thường xuyên làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn trên người bé.

Cho đến khi dây rốn rụng, hãy đặt bé trong chậu tắm cho trẻ sơ sinh, sử dụng khăn thấm nước lau sạch cơ thể của bé. Tập trung vào các phần da hay tiếp xúc với nhau trên cơ thể như nách, cổ, đầu gối, sau tai, ngón chân và bộ phận nhạy cảm.

Việc tiếp xúc của các phần da kề nhau làm tăng độ ẩm và sự phát triển của vi khuẩn và điều đó có thể làm cho bé của bạn có mùi hôi. Thêm vào đó, sẽ có nhiều da chết hơn ở phần nếp gấp da đó.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh khóc đêm nhiều, ba mẹ có nên lo hay không?

Chỉ nên sử dụng xà bông tắm cho các phần này và vùng da dưới cánh tay. Và với toàn thân mỗi tuần một lần. Nếu bé của bạn có tóc, hãy gội đầu ở mỗi lần tắm. Nếu da đầu bé bị nhờn, có đốm hoặc vảy vàng trên đầu (còn gọi là viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh), hãy gội đầu hàng ngày và dùng đầu ngón tay xoa da dầu cho bé.

Khi con đã sẵn sàng với việc tắm rửa, hãy đổ nước thường vào bồn tắm dành cho bé với mực nước khoảng 5cm (2inches). Lưu ý cho ba mẹ là không nên bỏ quá nhiều xà bông tắm, sữa tắm vào thau tắm của bé vì sẽ làm da của bé bị khô.

3. Thay tã thường xuyên cho bé

Hầu hết vấn đề hăm tã xảy ra khi bé mặc phải tã bẩn quá lâu. Lúc trẻ ăn, chúng sẽ đi nặng ngay sau đó. Mẹ hãy lưu ý điều này để thay tã ngay sau khi bé ăn no. Để mông bé không bị hăm, hãy dùng thêm kem chống hăm cho bé. Đối với trẻ sơ sinh, da dễ bị kích ứng, tã dùng một lần sẽ tốt cho bé hơn so với tã vải vì nó khô thoáng hơn.

4. Dưỡng ẩm da cho bé

Kem dưỡng ẩm có thể không cần thiết cho trẻ sơ sinh có làn da bình thường, mặc dù hầu hết các chuyên gia vẫn khuyên bạn nên sử dụng nó mỗi ngày. Hãy chọn sản phẩm không có nước hương hoặc chất phẩm màu.

Nếu da bé thiên khô, ba mẹ nhớ dưỡng ẩm hai lần mỗi ngày hoặc thậm chí là sau mỗi lần thay tã. Ba mẹ nên chú ý bôi đầy đủ khắp cơ thể cho bé.

Xem thêm: Các trò chơi thú vị ba mẹ có thể chơi cùng con yêu

5. Hạn chế để da bé tiếp xúc với nước bọt

Khi bé mọc răng, trong lúc ăn uống bé sẽ chảy nước bọt. Và nước bọt có các enzyme có thể gây kích ứng da của bé. Vì thế, trước khi bạn cho bé ăn, hãy bôi lên da bé một chút sáp dầu khoáng. Lau sạch bằng khăn bông mềm khi bé ăn xong và bôi lại kem dưỡng ẩm.

6. Tránh tiếp xúc với ánh mặt trời

 Tiếp xúc quá sớm với tia UV từ mặt trời khiến trẻ có nguy cơ bị ung thư da sau này. Đặc biệt là trẻ sơ sinh – đối tượng với làn da còn mỏng manh có ít sắc tố bảo vệ nó khỏi ánh nắng mặt trời. Ở 6 tháng đầu tiên, bất cứ lúc nào cũng hãy cố gắng để bé con của bạn tránh ánh mặt trời. Ba mẹ nên cho bé ở nhà trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, vì đây là lúc mặt hoạt động mạnh nhất

  • Tránh ánh nắng trực tiếp. Sử dụng dù hoặc xe đẩy có đồ che.
  • Mặc đồ cho bé với áo dài tay và quần dài. 
  • Sử dụng mũ rộng vành che mặt và cổ của bé.
  • Thoa kem chống nắng: Nếu mẹ đưa bé ra ngoài chơi, không thể tránh nắng, có một số loại kem chống nắng thích hợp với những em bé còn rất nhỏ. Chỉ cần ba mẹ luôn cẩn thận khi bôi nó xung quanh vùng mắt và miệng của bé. Hãy thoa lại sau mỗi 2 tiếng hoặc khi bé bị ướt. Ba mẹ nên dùng loại kem chống nắng quang có độ SPF 30 với kẽm oxit. Đó là loại kem chống nắng vật lý có hiệu quả ngay tức thì.

7. Cẩn thận với trang phục của bé

Len, bao gồm cả len cashmere đều có thể gây khó chịu cho bé. Chất bông mềm mại là lựa chọn tối ưu cho làn da của bé yêu. Ba mẹ hãy nhớ giặt kỹ càng bất cứ món đồ nào trước khi để chúng chạm vào da bé.

Với những chia sẻ trên, Fairy Thôi Nôi hy vọng rằng có thể giúp ba mẹ hiểu thêm về cách chăm sóc làn da của bé. Hãy nhớ là da của bé rất nhạy cảm, do đó ba mẹ cần có cách chăm sóc phù hợp nhất với bé ba mẹ nhé!

Tư vấn miễn phí
>